Asen có tên khoa học là Arsenic. Được ký hiệu là As và asen tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Asen hiện diện trong nước ngầm dưới dạng là As3+ và As5+ nhưng ảnh hưởng lớn nhất là As3+.
Asen hay còn gọi là thạch tính, Asen là một thành phần tự nhiên có trong vỏ trái đất, một số quặng chứa nhiều Asen như Pyrit, manhezit. Asen có thể tồn tại với lượng lớn trong tự nhiên ở dạng arsenopyrite hoặc các hợp chất khác với lưu huỳnh.
Asen là một chất độc và rất độc gấp 4 lần thuỷ ngân, Asen không gây mùi khó chịu khi có mặt trong nước, Asen là một chất rất độc. Người bị nhiễm độc cấp tính bởi Asen thường có những biểu hiện : khát nước dữ dội, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và tử vong nhanh.
Công nghệ xử lý nước nhiễm Asen
1.Xử lý bằng công nghệ xử lý giàn mưa
Nước nguồn hay nước giếng khoan thường tồn tại dưới dạng Fe2+, Mn2+. Giàn mưa có tác dụng oxy hoá chuyển đổi thành Fe3+ bà Mn4+ và một số tác nhân mang tính khử khác như As (III) cũng được oxy hoá lượng nhỏ.
2.Xử lý bằng bể lắng
Đây là phương pháp sử lý Asen mà dân gian thường sử dụng, phương pháp này cũng gần giống với giàn mưa chỉ khác là nước được lắng tĩnh và dùng ánh nắng mặt trời và oxy để lắng và loại bỏ Asen.
3.Xử lý bằng bể lọc
Tuỳ theo điều kiện sử dụng, có thể xây dựng bể theo kích thước khác nhau.
Bể lọc được sử dụng các lớp vật liệu lọc như than hoạt tính, cát, sỏi…
Nước sẽ thấm qua lớp than hoạt tính có tác dụng hấp thụ các chất độc hại, các loại vi sinh vật nguy hiểm và trung hoà khoáng chất khó tan trong nước, sau đó nước tiếp tục thấm qua lớp cát và lớp sỏi.
Hình 1 : Cấu trúc bể lọc nước
Mô hình xử lý Asen trong nước ngầm tại Xã Tân Long – huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng Tháp, áp dụng phương pháp oxy hoá kết hợp keo tụ, tạo bông, lắng và lọc cho kết quả nhanh.
Theo báo cáo của Cục Y Tế Dự Phòng – BỘ Y tế (2008), hiện nay tạo Việt Nam một số người mắc bệnh do tiếp xúc với Asen đã lên đến 17 triệu người (chiếm 21.5 % dân số Việt Nam. Hiện tượng nhiễm Asen đã có từ lâu nhưng không được kiểm tra và khuyến cáo kịp thời nên dễ gây nguy hại tiềm tàng đến sức khoẻ con người. Vì vậy việc xây dựng mô hình xử lý asen trong nước ngầm là hết sức cần thiết.
Hình 2 : Mô hình công nghệ xử lý asen cho trạm cấp nước.
Nguồn nước đầu vào có hàm lượng asen là 0,453 mg/l, vượt tiêu chuẩn cho phép 45.3 lần (Hàm lượng asen trong nước theo QCVN 01:2009/BYT là 0.01 mg/L) sau khi được oxy hóa bằng giàn mưa nước được dẫn chảy vào ngăn 1 (ngăn châm phèn PAC và khuấy trộn). Tại đây hàm lượng asen đo được tại ngăn 1 là 0,40 mg/l. Nước sau ngăn 1 tự chảy qua ngăn 2 (hình thành bông cặn và lắng cặn) hàm lượng asen trong nước tại ngăn 2 còn lại là 0,25 mg/l và hiệu quả xử lý tại giai đoạn này là 44,81%. Sau đó, các bông cặn còn sót lại sẽ va vào vách ngăn và lắng xuống đáy bể tại ngăn thứ 3, hàm lượng asen trong nước tại ngăn 3 đo được là 0,10 mg/l, hiệu quả xử lý tại ngăn này tăng lên là 77,92%. Nước từ ngăn 3 tiếp tục tự chảy sang ngăn 4, kết quả kiểm tra hàm lượng asen trong nước tại ngăn 4 là 0,02 mg/l, lớn hơn giá trị giới hạn cho phép 2 lần. Hiệu quả xử lý ở giai đoạn này là 95,58%. Nước tại ngăn 4 được bơm qua hệ thống cột lọc áp lực, lấy mẫu nước sau khi qua hệ thống cột lọc kiểm tra hàm lượng asen, kết quả cho thấy không có sự hiện diện của arsen trong mẫu nước. Hiệu quả xử lý đạt 100%.
Liên hệ tư vấn và cung cấp giải pháp
CÔNG TY TNHH APUWA VIỆT NAM
Showroom: Số 17 đường Tựu Liệt - Thanh Trì - Hà Nội.
Add: Khu Bắc Cầu Dừa, Xuân Lâm, KKT Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Tel: 0237.3611.556 - Mobile: 091.702.1858 - Email: apuwaco@gmail.com